Cách điều trị bệnh khàn tiếng chim họa mi hót

Nuôi chim hoa mi hót là một thú chơi có từ lâu đời của người Việt. Họa mi được coi là loài chim có tiếng hót hay nhất. Giọng hót của hoa mi líu lo, lanh lảnh, trong veo như tiếng gió mùa thu. Nhưng sẽ rất rắc rối nếu chẳng may họa mi bị bệnh khàn tiếng.

Để loài chim bé nhỏ lại có thể cất tiếng hót trong không gian nhà mình, hãy cùng bác sĩ thú y đọc bài viết dưới đây để có thêm cho mình những phương pháp hiệu quả để chữa bệnh khàn tiếng cho chim nhé.

Nguyên nhân chim họa mi bị khàn tiếng

Nguyên nhân gây bệnh khàn tiếng ở chim họa mi rất đơn giản. Chỉ cần chim họa mi không may bị nhiễm lạnh thì chúng sẽ bị cảm. Dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương. Cả chim trống hay mái đều có nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân chim họa mi bị khàn tiếng

Bệnh khàn tiếng ở chim họa mi trường hợp nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót. Bởi vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ, dẫn tới các dây thanh quản dính vào nhau hoặc dính vào thành của thanh quản. Lúc khỏi bệnh sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn không thể chữa được nữa.

Bệnh khàn tiếng không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của chim. Mà còn gây thiệt hại cho cả người nuôi. Nhất là những người nuôi kinh doanh.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi

Đối với trường hợp chim họa mi bị bệnh nhẹ, ta có thể áp dụng các cách sau:

Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, lọc lấy nước đó, vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.

Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uống trong vài ngày sẽ khỏi.

Các cách chữa bệnh khàn tiếng ở chim họa mi

Đối với chim họa mi bị bệnh nặng: Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm họng đã để chim không bị tử vong.

Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản không bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc điều trị một cách hữu hiệu

Lưu ý khi chăm sóc chim bị khàn tiếng

Trường hợp chim bị khàn tiếng do hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng chứ không phải do điều kiện thời tiết thì bạn hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót một tuần sẽ hồi phục.

Những mẹo nhỏ trên sẽ giúp ích ít nhiều trong quá trình phòng và chữa bệnh cho họa mi của bạn đấy. Xem thêm cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở chim tại petmart.vn. Chúc bạn nuôi thành công những chú họa mi mạnh khỏe, có giọng hót hay.

4.5/5 - (2 bình chọn)

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tìm hiểu tổng quan về loài vẹt Lory đỏ

Vẹt Lory đỏ rất đẹp từ mọi góc độ. Loại vẹt này rất phổ biến ở Đài Loan. Vẹt Lory ...

Thiếu hụt Vitamin E có ảnh hưởng gì khi nuôi Vẹt cảnh?

Việc thiếu hụt Vitamin E thông thường sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ảnh ảnh không tốt ở Vẹt ...

Những loại bệnh ở Chim thường gặp và cách điều trị

Vì không có nhiều nơi khám bệnh cho Chim nên nhiều khi Chim của bạn xảy ra vấn đề, bạn ...

Các vấn đề dinh dưỡng cần chú ý trong thức ăn của vẹt

Trên thực tế, rất khó để kiểm soát lượng chất dinh dưỡng một cách chính xác. Chúng ta thường xác ...

2 bình luận “Cách điều trị bệnh khàn tiếng chim họa mi hót

  1. Em có con chim họa mi bị mất giọng không hót. Bây giờ hót lại bị khàn khê yếu lửa, mong anh chị hỗ trợ cách chữa trị!

    • Dường như con chim họa mi của bạn đang gặp vấn đề về giọng hót. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể thử để giúp chim họa mi phục hồi giọng hót:

      – Môi trường sống yên tĩnh và thoải mái: Đảm bảo chim ở trong môi trường yên tĩnh, tránh stress và tiếng ồn lớn.

      – Chế độ dinh dưỡng cân đối: Cung cấp thức ăn chất lượng, giàu dưỡng chất. Bạn có thể thêm các loại thức ăn tự nhiên như hoa quả tươi, rau xanh, và các loại hạt có lợi cho sức khỏe của chim.

      – Đảm bảo chim được uống đủ nước: Nước sạch cần được cung cấp thường xuyên để đảm bảo chim không bị khô họng.

      – Bổ sung vitamin và khoáng chất: Có thể thêm các loại vitamin và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là các loại vitamin A, D, và E.

      – Giữ vệ sinh chuồng nuôi: Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ giúp tránh được các bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra.

      – Kiểm tra y tế: Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đưa chim đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Có thể chim đang mắc bệnh về đường hô hấp hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

      Hãy lưu ý rằng mỗi trường hợp cụ thể có thể cần các biện pháp chăm sóc khác nhau. Nếu bạn không chắc chắn, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y là lựa chọn tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *